Những bức ảnh nông thôn Việt Nam sau chiến tranh: Làng Khánh Phú, Yên Khánh, Hà Nam Ninh | Tin tức Sadita

Những bức ảnh nông thôn Việt Nam sau chiến tranh: Làng Khánh Phú, Yên Khánh, Hà Nam Ninh | Tin tức Sadita

Những bức ảnh nông thôn Việt Nam sau chiến tranh: Làng Khánh Phú, Yên Khánh, Hà Nam Ninh

Sadita Thứ Sáu, ngày 07/05/2021 23:35 CH (GMT+7) 2953

Kết thúc chiến tranh, hai miền Nam – Bắc của Việt Nam đã được thống nhất và đổi tên thành Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Sau cuộc chiến này, Việt Nam bị cô lập, cấm vận hơn một thập kỷ. Khi các Quốc gia khác của Đông Nam Á bắt đầu mở cửa phát triển kinh tế, Việt Nam không còn cách nào khác là phải tự đổi mới để phát triển đất nước.
 
Năm 1986, Đảng CSVN khởi xướng công cuộc Đổi Mới, chuyển từ mô hình kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Bộ ảnh dưới đây đã được Robert Nickelsberg – Nhà báo, nhiếp ảnh người Mỹ, công tác tại tạp chí TIME ghi lại vào khoảng những năm 1988 tại một làng quê miền Bắc là xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh, tỉnh Hà Nam Ninh cũ (nay thuộc tỉnh Ninh Bình). Ngôi làng này cách Hà Nội khoảng 100km với dân số khoảng 4,000 người vào thời điểm đó.
 
Sadita.vn xin giới thiệu bộ ảnh tư liệu quý này để bạn đọc tham khảo và hồi tưởng.
 
1. Một con đường đất dẫn qua cánh đồng lúa của Khánh Phú (Ảnh chụp tháng 9 năm 1988).
 
2. Thu hoạch và gánh lúa mà không cần xe đẩy hoặc vận chuyển cơ giới (Ảnh chụp tháng 6 năm 1989). 
 
3. Vào mùa gặt, người dân sẽ gặt lúa và mang đến sân kho Hợp tác xã để tuốt lúa và cân thóc. Các vụ lúa ở miền Bắc thường mất 4 tháng kể từ khi gieo mạ đến khi thu hoạch và mỗi năm thường chỉ có một vụ (Ảnh chụp tháng 6 năm 1989).
 
4. Một ruộng lúa gần khu mộ phía đông làng Khánh Phú (Có lẽ 2 ngôi mộ này của 1 ngôi chùa gần đó) (Ảnh chụp vào tháng 2 năm 1989).
 
5. Nông dân đang gặt lúa. Luật Đất đai mới được thông qua vào tháng 12 năm 1987 cho phép 65% sản lượng thóc thu hoạch được là của nông dân và 35% sẽ dành cho các khoản thuế/ cam kết của Nhà nước và Hợp tác xã (Ảnh chụp tháng 6 năm 1989).
 
6. Một người nông dân đang cấy lúa vụ Chiêm Xuân (Ảnh chụp tháng 1 năm 1990).
 
7. Một người nông dân đang bó lúa. Từ năm 1990 đến năm 2010, Việt Nam đã trở thành một trong những nước sản xuất gạo hàng đầu thế giới (Ảnh chụp tháng 6 năm 1989).
 
8. Một người đang ông đang dùng xô tôn để lấy nước từ vòi và gánh bằng đòn gánh (Ảnh chụp tháng 9 năm 1989).
9. Một người đàn ông đang đứng cạnh 1 con bò đực trong vườn (Giống bò Brahman có nguồn gốc từ Ấn Độ) (Ảnh chụp tháng 2 năm 1989).
 
10. Một người nông dân đang cày ruộng bằng trâu. Ở Việt Nam, con trâu cung cấp sức kéo rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp (Ảnh chụp tháng 2 năm 1989).
 
11. Một chiếc máy kéo của Tiệp Khắc đang bừa ruộng. Chiếc máy kéo này thường được gọi là con trâu đỏ, là 1 trong 3 chiếc duy nhất ở HTX Khánh Phú, được mua vào khoảng những năm đầu của quá trình HTX hóa (Ảnh chụp tháng 1 năm 1990).
 
12. Hai cậu bé đang dùng “bũng” để bắt tôm, cua và cá nhỏ. “Bũng” là một dụng cụ đánh bắt tôm cá được làm bằng tre rất phổ biến ở đồng bằng Bắc Bộ (Ảnh chụp tháng 9 năm 1988).
 
13. Một cô gái trẻ đang đứng trên (có lẽ là) lều vó hoặc lều cá. Ở đồng bằng Sông Hồng, các gia đình sống ở ven vùng sông nước thường sử dụng lưới (lưới bén) để đánh bắt tôm cá nhỏ, một phần để sử dụng làm thức ăn cho gia đình, một phần đem bán ngoài chợ (Ảnh chụp tháng 9 năm 1988).
 
14. Một thanh niên dùng đòn xóc (hoặc đòn càn để gánh lúa). Dụng cụ lao động này rất phổ biến được làm bằng tre hoặc gỗ (Ảnh chụp tháng 6 năm 1989).
 
15. Đống rơm, rạ, trấu phủ kín một khu sân kho của HTX Khánh Phú trong mùa gặt. Hầu như, mọi bộ phận của cây lúa đều được người nông dân tận dụng vào các mục đích khác nhau, không lãng phí (Ảnh chụp tháng 9 năm 1988).
 
16. Một vòi nước ở khu chăn nuôi của HTX được bịt kín bằng mảnh bao gai và dây chuối. Sau khi xóa bỏ bao cấp, khu chăn nuôi của HTX Khánh Phú bị bỏ hoang, người dân tự chăn nuôi, tự bán sản phẩm của họ ra thị chợ hoặc thương lái. (Ảnh chụp tháng 9 năm 1988).
 
17. Nông dân đang cân thóc cho HTX Khánh Phú. Sau khi Luật Đất đai mới được thông qua vào tháng 12/1987, nông dân được phép sử dụng và bán 65% thóc lúa của mình ra thị trường tự do, 35% còn lại dành cho các cam kết, đóng thuế cho Nhà nước. Khi xóa bỏ bao cấp, Việt Nam nhanh chóng trở thành nước xuất khẩu lúa gạo đứng thứ 3 trên thế giới, sau Hoa Kỳ và Trung Quốc ở giai đoạn đó (Ảnh chụp tháng 9 năm 1988).
 
18. Người dân đang xay xát gạo tại một điểm xay xát trong thôn (Ảnh chụp tháng 9 năm 1988).
 
19. Một người đàn ông đang chỉnh máy xát gạo của HTX tại một điểm xay xát (Ảnh chụp tháng 9 năm 1988).
 
20. Một người phụ nữ mua được 1 xâu cua nhỏ vừa được đánh bắt ở gần sông/ mương nhỏ (Ảnh chụp tháng 6 năm 1989).
 
21. Lễ khai giảng năm học mới ở Khánh Phú (Có lẽ là trường THCS) (Ảnh chụp tháng 9 năm 1988).
 
22. Ảnh chân dung của một đại gia đình tại Khánh Phú (Ảnh chụp tháng 9 năm 1988).
 
23. Các cô giáo của trường Khánh Phú trong một buổi lễ khai giảng năm học mới (Ảnh chụp tháng 9 năm 1988).
 
24. Ông Lê Văn Phúc (bên trái), 70 tuổi, Bí thư Đảng ủy xã Khánh Phú đang phát biểu khai mạc một cuộc họp ở xã cùng với các lãnh đạo địa phương (Ảnh chụp tháng 9 năm 1988).
 
25. Ông Lê Văn Phúc (bên trái) đang đợi gửi thư ở một điểm bưu điện (VH) của xã (Ảnh chụp tháng 9 năm 1988).
 
26. Ông Lê Văn Phúc đang gọi điện từ một chiếc điện thoại bàn duy nhất của xã (Ảnh chụp tháng 9 nă, 1988).
 
27. Một gia đình đang quây quần xem ti-vi, đây là một trong số rất ít ti-vi đen trắng trong xã thời bấy giờ (Ảnh chụp tháng 1 năm 1990).
 
28. Giường ngủ của một gia đình với màn và giường gỗ (Ảnh chụp tháng 9 năm 1988).
 
29. Một người đàn ông cởi trần nằm ngủ trong màn vào buổi trưa mùa hè (Ảnh chụp tháng 6 năm 1989).
 
30. Ông Đinh Văn Hiếu (hoặc Hiệu), 67 tuổi, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Khánh Phú. Ông Hiếu có 8 người con thì 6 người bị chết vì bệnh tật khi còn trẻ. Ông có 10 đứa cháu (Ảnh chụp tháng 2 năm 1989).
 
31. Công nhân xí nghiệp gạch ngói Khánh Phú đang nghỉ giải lao và hút thuốc. Xí nghiệp hoạt động từ năm 1972, mỗi ngày sản xuất được khoảng 1 vạn gạch (Ảnh chụp tháng 9 năm 1988).
 
32. Ông Lê Văn Phúc vo giặt khăn mặt bên hiên nhà (Ảnh chụp tháng 2 năm 1989).
 
33. Đám cưới của một cặp vợ chồng trẻ. Theo phong tục địa phương, lễ thách cưới thường là 500 quả cau, 3kg trà, 10 tút thuốc lá, 4 lít rượu nếp, bộ quần áo cưới và nón lá (Ảnh chụp tháng 1 năm 1990).
 
34. Ông Đinh Văn Hiếu đang ngồi để chụp ảnh chân dung bên hiên nhà. Ông Hiếu nguyên là Bí thu Đảng ủy xã Khánh Phú (Ảnh chụp tháng 9 năm 1988).
 
35. Một cụ bà là hàng xóm của ông Hiếu đang ngồi chụp ảnh chân dung (Ảnh chụp tháng 1 năm 1990).
 
36. Một chiếc giỏ mây (dành hoặc làn mây) bên trong có 1 con gà sống và hành hoa. Có lẽ gia chủ đang chuẩn bị cho 1 bữa cỗ hoặc giỗ (Ảnh chụp tháng 1 năm 1990).
 
37. Ông Đĩnh Văn Hiếu cùng vợ chụp ảnh với đại gia đình (Ảnh chụp tháng 2 năm 1989).
 
38. Một cậu bé đang cầm thân cây ngô khô dọa đánh một cậu bé khác. Cậu bé (hay cô bé) đang đứng nhìn là cháu của ông Hiếu (Ảnh chụp tháng 1 năm 1990).
 
39. Một đại gia đình đang ăn Tết cổ truyền. Mâm cơm gồm có thịt lợn, miến dong, dưa hành, su hào xào, rau húng và canh tiết (Ảnh chụp tháng 2 năm 1989).
 
40. Phòng riêng của một gia đình ở Khánh Phú, bên trong có treo một khẩu súng trường, một tủ gỗ và một đài cát-sét hiệu SONY (Ảnh chụp tháng 9 năm 1988).
 
41. Một người đân trèo lên cột điện để sửa chữa (Ảnh chụp tháng 2 năm 1989).
 
42. Một cậu bé (dường như) xác giỏ thức ăn mang ra cánh đồng cho người nhà đang làm ruộng (Ảnh chụp tháng 2 năm 1989).
 
43. Cụ bà Nguyễn Thị Sâm (Vợ của ông Đinh Văn Hiếu) đang phơi quần áo. Căn nhà của 2 cụ nằm cạnh con sông nhỏ (Ảnh chụp tháng 2 năm 1989).
 
44. Một đại gia đình trong dịp Tết nguyên đán (Ảnh chụp tháng 2 năm 1990).
 
45. Một đám tang người cao tuổi trong xã (Ảnh chụp tháng 2 năm 1989).
 
46. Lễ tế một vị thành hoàng của làng Khánh Phú – Lý Quốc Sư (Ảnh chụp tháng 2 năm 1989).
 
47. Gương mặt đau khổ của một người mẹ trong lễ tang của con trai bà – Luật sư Nguyễn Văn Đệ, 28 tuổi (Người con, có thể đã bị chết đuối trên một con sông của xã) (Ảnh chụp tháng 9 năm 1988).
 
48. Người thân và dân làng trong một đám tang người cao tuổi, người đàn ông bên trái ảnh (cầm gậy) là con trai cả của người quá cố (Ảnh chụp tháng 2 năm 1989).
 
49. Các thôn nữ đang khênh kiệu trong một lễ tế thành hoàng làng Khánh Phú – Lý Quốc Sư (Ảnh chụp tháng 2 năm 1989).
 
50. Người làng đang xem hội đấu vật truyền thống được tổ chức hàng năm vào dịp năm mới (Ảnh chụp tháng 2 năm 1989). 
 
51. Những người đàn ông trong làng đang tham gia đấu vật trong lễ hội truyền thống của làng (Ảnh chụp tháng 2 năm 1989).
 
52. Đại gia đình dòng họ Lê trong năm mới tại từ đường của dòng tộc. Khánh Phú có 4 dòng họ lớn là Đinh, Lê, Phan, Trịnh. Trong đó, họ Đinh là dòng họ lớn nhất và lâu đời nhất, họ Lê là dòng họ có nhiều người làm lãnh đạo (địa phương) nhất (Ảnh chụp tháng 2 năm 1989).
 
53. Chợ Khánh Phú nằm trên con đường độc đạo chạy qua làng (Ảnh chụp tháng 2 năm 1989).
 
54. Mổ lợn (đụng lợn) ăn Tết trong sân của gia đình cụ Đinh Văn Hiếu. Theo truyền thống, mỗi gia đình thường nuôi lợn để giành đến cuối năm mới đụng (Ảnh chụp tháng 2 năm 1989).
 
55. Một người phụ nữ bán hàng ở chợ, dùng chân để kẹp chặt những đồng tiền mà mình kiếm được (hoặc đang đếm tiền) (Ảnh chụp tháng 1 năm 1990).
 
56. Bán cá ở chợ Khánh Phú (Trong ảnh là cá mè và cá trôi Ấn Độ - Sadita.vn) (Ảnh chụp tháng 6 năm 1989).
 
57. Người dân đang tụ tập chơi bi-a (Ảnh chụp tháng 1 năm 1990).
  
58. Một tình huống (có thể là) cãi vã giữa các thanh niên trong một phiên chợ ở Khánh Phú (Ảnh chụp tháng 2 năm 1989).
 
59. Một người phụ nữ đang bán cua (cua rạm) cạnh bờ sông ở Khánh Phú (Ảnh chụp tháng 6 năm 1989).
 
60. Một người đàn ông bán thuốc dạo trong một phiên chợ quê ở Khánh Phú (Ảnh chụp tháng 2 năm 1989).
 
(Theo Robert Nickelsberg | TIME Magazine – V.V.Sang lược dịch)
 
 
Tag:
Ý kiến bạn đọc

Hãy đăng nhập hoặc tạo tài khoản để gửi bình luận

Gửi

Có thể bạn chưa biết

10 loại trà dược chống mệt mỏi

Quế chi cam thảo trà rất tốt cho người lao động ngoài trời vào mùa đông; thủ ô ...

Tòa nhà chọc trời đầu tiên trên thế giới

Home Insurance Building là tòa nhà chọc trời đầu tiên trên thế giới ở thành phố ...

Nhà nông

Quản lý độ phì của đất và bón phân theo nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng

Dinh dưỡng cây trồng là một yếu tố đóng góp rất quan trọng vào việc tăng năng ...

Kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái và bảo quản Gấc

Cây gấc có tên khoa học là Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng, thuộc họ ...

từ điển

Khoản đông hoa | Tussilago farfara

Khoản đông là một loại cỏ nhỏ, sống lâu do thân rễ. Nó mọc hoang dại tại những ...

Cây nắp ấm (Cây bắt ruồi, Bình nước, Trư lủng thảo) | Nepenthes mirabilis

Còn gọi là Trư lủng thảo, Trư tử lung (Trung Quốc), Bình nước (miền Trung và ...

giáo trình - tài liệu

Principles of Soil and Plant Water Relations - Kansas State University 2005

This textbook is developed from lectures for a graduate class in soil-plant- ...

Giáo trình Đánh giá tác động môi trường – VNUA 2008

Cuốn giáo trình Đánh giá tác động môi trường này được biên soạn để giảng dạy ...